Thủ tướng đội nắng kiểm tra tiến độ loạt dự án cao tốc Bắc- Nam phía đông
Trước đó, tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của HĐND tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Đức Hinh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, được HĐND tỉnh bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình với số phiếu đạt 100%.Ông Bùi Đức Hinh, sinh năm 1968, dân tộc Mường; quê quán xã Kim Lập, H.Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Trình độ chuyên môn Đại học Kinh tế quốc dân; Đại học Kinh tế; Thạc sĩ Quản lý công; Cao cấp lý luận chính trị.Ông Hinh từng giữ các chức vụ Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình, Bí thư Huyện ủy Cao Phong, Phó giám đốc Sở KH-ĐT, Giám đốc Sở KH-ĐT Hòa Bình.Ông Bùi Đức Hinh sau đó được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình và Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình.Ngày 12.1, Thủ tướng Chính phủ cũng ký quyết định phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Bùi Văn Khánh. Trước đó, ông Bùi Văn Khánh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình có đơn xin nghỉ công tác. Ngày 12.12.2024, Ban Bí thư T.Ư Đảng có văn bản đồng ý để ông Khánh được nghỉ hưu trước tuổi.Du thuyền hạng sang đến nhiều, vì sao vịnh Hạ Long vẫn thất thu?
Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hướng tới tăng trưởng xanh, dựa trên 5 trụ cột: Công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa - đô thị thông minh. Để cụ thể hóa quyết tâm hướng tới tăng trưởng xanh, trong năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ký các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi xanh tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2030 và Ban Chỉ đạo thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng giai đoạn 2025 - 2030.Tỉnh Bình Định chọn hợp tác toàn diện với Tập đoàn Vingroup về thúc đẩy chuyển đổi xanh, trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh. Theo biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh được ký kết ngày 15.11.2024, ngoài hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện, tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin... Vingroup sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch xanh, công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, hạ tầng đô thị xanh, giao thông xanh và lối sống xanh tại Bình Định. UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi xanh, sử dụng ô tô, xe máy điện hoặc các loại hình giao thông xanh như: taxi điện, xe buýt điện…Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết tỉnh này đang tích cực triển khai chiến lược chuyển đổi xanh toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tỉnh Bình Định đang thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.Theo đó, giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh Bình Định phát triển hạ tầng sạc điện, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện, khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh. Đến năm 2040, từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng ô tô, mô tô, xe gắn máy dùng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050 có 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh…Về giao thông đô thị, từ năm 2025, tỉnh Bình Định thực hiện 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt ít nhất 5%. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.Theo quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phê duyệt, TP.Quy Nhơn có vai trò là trung tâm kinh tế biển tổng hợp của khu vực duyên hải Nam Trung bộ, là trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ; có khu đô thị khoa học mang tầm cỡ quốc gia, với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và Trung tâm AI…Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng định hướng xây dựng Bình Định trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn của các doanh nghiệp khoa học - công nghệ, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, là trung tâm về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng. Cụ thể, xây dựng, phát triển và phát huy hiệu quả của Khu đô thị khoa học Quy Hòa; ứng dụng AI và dữ liệu lớn (Big Data) cho các ngành kinh tế trụ cột, gắn với việc hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo cấp vùng khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên, các Viện nghiên cứu vật lý và thiên văn học theo Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ vũ trụ.Hiện đề án phát triển Khu đô thị khoa học Quy Hòa rộng 242 ha đang được triển khai tại TP.Quy Nhơn. Đây là khu đô thị khoa học đầu tiên của Việt Nam, đã có các dự án khoa học - công nghệ hoạt động, như: Trung tâm ICISE, khu Tổ hợp không gian khoa học, Công viên sáng tạo TMA, Công viên phần mềm FPT… Đặc biệt, Trung tâm ICISE là nơi duy nhất của Việt Nam đã đón tiếp hàng ngàn giáo sư, nhà khoa học từ nhiều quốc gia đến tham dự các hội thảo khoa học quốc tế, nghiên cứu và làm việc, trong đó có nhiều giáo sư đoạt giải Nobel.Tại TP.Quy Nhơn còn có dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ rộng hơn 93 ha, tổng vốn đầu tư 4.362 tỉ đồng, do Liên danh FPT Quy Nhơn làm chủ đầu tư, khởi công vào tháng 8.2024. Trung tâm Trí tuệ nhân tạo - đô thị phụ trợ này sẽ tập trung vào các hoạt động thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng AI vào các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục và nông nghiệp. Đây là hạt nhân giúp Bình Định đạt mục tiêu là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ trong và ngoài nước.Theo ông Phạm Anh Tuấn, sau khi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh được phê duyệt, Bình Định xác định mở lần lượt các cánh cửa để tạo thành công cho sự phát triển kinh tế xã hội. Một trong những cánh cửa đầu tiên là phát triển AI, bán dẫn, an ninh mạng và nguồn nhân lực công nghệ. Những lựa chọn này không chỉ phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia mà còn đáp ứng nhu cầu cụ thể của tỉnh Bình Định trong việc xây dựng nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh và bền vững, được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ 20 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Định về phát triển khoa học công nghệ.Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn được coi là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Bình Định. Để đạt được điều này, Bình Định cần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành bán dẫn. Do vậy, cần chú trọng đến việc đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn cao trong lĩnh vực này, đảm bảo sẵn sàng cho các dự án đầu tư lớn trong tương lai.Hiện tỉnh Bình Định đang xây dựng dự thảo Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng; tăng cường giáo dục STEM trong các trường học và thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bình Định sẽ đào tạo và thu hút khoảng 7.500 nhân lực (15% cả nước) có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, AI, an toàn thông tin. Trong đó, công nghiệp bán dẫn 3.000 nhân lực, AI 3.000 nhân lực, an toàn thông tin 1.500 nhân lực. Đồng thời, đào tạo nghề có trình độ cao đẳng cho khoảng 1.000 người có trình độ phù hợp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, AI, an ninh mạng tại các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Theo ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đề ra mục tiêu phát triển Bình Định trở thành một trung tâm kinh tế mạnh, bền vững, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây không chỉ là một nhiệm vụ mà còn là khát vọng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định. Việc phát triển AI, công nghiệp bán dẫn và an ninh mạng là những bước đi quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghệ cao của miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.Bình Định đã bắt đầu nghiên cứu để áp dụng AI trong các lĩnh vực như: quản lý đô thị thông minh, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, trong y tế, nông nghiệp công nghệ cao… Tuy nhiên, để AI thực sự trở thành động lực chính cho sự phát triển, cần phải xây dựng một hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ, bao gồm việc đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, du lịch Bình Định đang được đầu tư, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, là điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực với những nét đặc trưng riêng như: du lịch khám phá khoa học, du lịch gắn với võ cổ truyền, bài chòi dân gian Bình Định... với điểm nhấn là "Quy Nhơn - điểm đến hàng đầu của châu Á".Năm 2024, Bình Định là địa phương đầu tiên của Việt Nam đăng cai tổ chức rất thành công giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế Grand Prix of Binh Dinh 2024, bao gồm giải vô địch thế giới mô tô nước ABP Aquabike và giải vô địch thế giới thuyền máy công thức 1 (F1H2O). Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM) đã quyết định chọn Bình Định để tổ chức giải đấu F1H2O thường niên."Tỉnh Bình Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành trung tâm du lịch của khu vực, cả nước và vươn tầm châu Á. Bên cạnh việc khai thác bền vững, phát huy tiềm năng du lịch sẵn có, chúng tôi thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, kích cầu du lịch, dịch vụ, đặc biệt là tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế để thu hút đầu tư, phát triển du lịch", ông Phạm Anh Tuấn nói.
Mới cũ trên đảo quốc
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của SHB trong việc thực thi chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ, SHB đã triển khai nhiều đợt giảm lãi suất tới 2,5% một năm với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hiện hữu với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.
KTT do tắc nghẽn là khi có sự tắc nghẽn hoặc mất kết nối trong mào tinh hoàn, các vấn đề về nội tiết tố, các vấn đề về xuất tinh hoặc các vấn đề với cấu trúc và chức năng của tinh hoàn dọc theo đường sinh sản.
Bệnh viện FV: Môi trường an toàn, bác sĩ yên tâm
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH tự nguyện.Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021 trở lại đây, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chững lại. Do đó, việc hỗ trợ tiền đóng là cần thiết để phát triển đối tượng tham gia BHXH đến năm 2030.Cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung nâng mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện và bổ sung nhóm đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn.Theo khoản 2 điều 31 luật BHXH quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mức hỗ trợ hiện nay đối với người tham gia BHXH tự nguyện là 99.000 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ nghèo và 82.500 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 33.000 đồng/tháng đối với người tham gia khác.Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án quy định mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng được hỗ trợ.Phương án 1, tăng mức hỗ trợ từ 30% lên thành 50% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; tăng mức hỗ trợ từ 25% lên thành 40% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bổ sung đối tượng được hỗ trợ là người thuộc dân tộc thiểu số, với mức hỗ trợ 30%; tăng mức hỗ trợ từ 10% lên thành 20% đối với người tham gia khác.Đánh giá tác động của phương án 1, Bộ LĐ-TB-XH cho hay, ước tính tổng số tiền ngân sách nhà nước cần bố trí trong giai đoạn 2025 - 2030 để hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện là 19.784 tỉ đồng, tương đương với số người tham gia BHXH tự nguyện của năm 2030 là 5,8 triệu người.Đối với phương án này, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (của quỹ BHXH). Ngoài việc tham gia để hướng đến việc thụ hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất thì người tham gia còn được hưởng chế độ thai sản (do ngân sách nhà nước đảm bảo). Do đó, lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện được tăng thêm nhiều hơn.Như vậy, mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ nghèo sẽ tăng thêm 66,67%; mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo sẽ tăng thêm 60%; và đối tượng khác tăng thêm 100% so với quy định hiện hành. Ngoài ra, bổ sung đối tượng tham gia là người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có mức hỗ trợ bằng mức hỗ trợ của hộ nghèo; đối tượng là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng là người tham gia khác.Phương án 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giữ nguyên mức hỗ trợ theo quy định hiện hành, chỉ bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng khác và người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo có mức hỗ trợ bằng hộ nghèo.Đối với phương án 2, tổng kinh phí ngân sách nhà nước cần bố trí thêm để thực hiện việc bổ sung hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng bổ sung theo phương án này là 882 tỉ đồng, tương đương khoảng 150 tỉ đồng/năm.Theo cơ quan soạn thảo, phương án 2 về cơ bản chỉ tác động đến người tham gia là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo cho nên khuyến khích đối tượng này tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc tham gia của các đối tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cạnh đó, trong giai đoạn này tác động của việc thực hiện chính sách theo phương án 2 đến hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn chưa cao.